User Profile

gomsu hoanggia

Bio Statement

Bát Tràng là một trong những làng nghề cổ xưa và lâu đời nhất tại Việt Nam. Là làng nghề với số lượng lò gốm lớn nhất trên cả nước. Tuy nhiên, quy mô sản xuất của các lò chỉ ở mức trung bình và đa số là nhỏ, được phát triển theo từng hộ gia đình, cha truyền con nối. Cũng chính vì đặc điểm này người ta mới nhắc nhiều đến Bát Tràng như vậy, Bạn nghĩ thế nào khi trong làng mỗi nhà sản xuất một mặt hàng khác nhau nhà thì sản xuất đồ da dụng bình thường nhà thì là đồ trang trí còn nhà thì lại sản xuất những sản phẩm gốm sứ Bát Tràng cao cấp để phục vụ giới thượng lưu. Nếu bạn cầm 2 chiếc cốc sứ lên bạn có thể sẽ nghĩ chúng giống nhau tuyệt đối nhưng thật ra những sản phẩm ở đây không có cái nào gióng cái nào tuyệt đối, mỗi cái sẽ có một điểm khác biệt nào đó đó là cái riêng của Bát Tràng mà không một cơ sở nào có thể có.


Quy trình sản xuất gốm sứ tại Bát Tràng vẫn hầu hết được thực hiện bằng phương pháp thủ công. Do vậy gốm sứ Bát Tràng có sự khác biệt so với các loại gốm được sản xuất trong các nhà xưởng lớn, đầu tư nhiều máy móc hiện đại. Sự khác biệt này có thể sẽ điểm bất lợi dành cho Bát Tràng nhưng nó sẽ không quá ảnh hưởng nhiều vì những người thợ người nghệ nhân ở đây đã nỗ lực rất nhiều để có thể cho ra đời một sản phẩm hoàn hảo nhất.


QUY TRÌNH SẢN XUẤT GỐM BÁT TRÀNG

Đất sét đã qua xử lý độc tố cũng như tạp chất sẽ được đưa vào sản xuất.

1. Tạo hình sản phẩm.

Sẽ có nhiều phương pháp để tạo hình nhưng phổ biến nhất từ trước đến nay như các bạn chắc cũng đã nhìn thấy rồi, hình ảnh chiếc bàn xoay độc đáo quay tít nhưng ngày nay do nhu cầu người tiêu dùng tăng cao cũng như do phải cạnh tranh với rất nhiều về giá cả và mẫu mã nên những chiếc bàn xoay đang dần được thay thế bằng những chiếc khuôn làm sẵn.
Sẽ có hai loại rạo hình ở đây.

- Những sản phẩm có miệng trên rộng như Bát, đĩa,chén, cốc sẽ được dùng máy ép để tạo hình

- Những sản phẩm có miệng trên bé, phức tạp hơn sẽ được được rót bằng đất sét lỏng.

Sản phẩm sau khi đã lấy ra khỏi khuôn, người thợ bắt đầu cắt tỉa những phần đất dư, làm sạch bề mặt, nối các bộ phận của sản phẩm vào nhau, đục lổ, chạm trỗ hoặc đắp nổi các họa tiết.

2. Nung lần 1

Sản phẩm được đưa vào lò, nung sơ ở 800 độ c để làm khô để tháo các khuôn ra.

3. Tráng men, trang trí hoa văn.

Sau khi sơ nung, sản phẩm được phủ men và vẽ.

- Vẽ dưới men: vẽ họa tiết lên sản phẩm, sau đó phủ loại men trong suốt.

- Vẽ trên men: phủ men lên sản phẩm, sau đó mới vẽ họa tiết.


Men màu của Bát Tràng rất đa dạng sẽ có nhưng loại men được sử dụng cho những sản phẩm gốm Bát Tràng bình dân và những sản phẩm gốm sứ Bát Tràng cao cấp có thể kể đến các loại phổ biến nhất và là đặc trưng của Bát Tràng như men thủy tinh, men ngọc, men nâu gốm, men đá, men ngà, men rạn, men kết tinh ..v…v…. Mỗi loại men lại có những nhiệt độ nung và môi trường nung rất khác nhau.

4. Nung sản phầm lần 2

Loại lò được dùng để nung là lò gas, diện tích khoảng từ 3 đến 6 m 3.

Sản phẩm được xếp thành từng tầng trên các tấm kê chịu nhiệt, đưa vào lò bằng ray trượt.

Nung sản phẩm ở 1200 độ c từ 12h đến 24h tùy theo sản phẩm.

Sau khi nung để nguội tự nhiên, đợi khi nguội hẳn sản phẩm rồi mới đưa ra khỏi lò.

Đây là công đoạn rất quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm phủ men.

5. Kiểm tra sản phẩm hoàn thiện

Sản phẩm được đưa ra khỏi lò, kiểm tra chất lượng và phân loại sản phẩm.

Quy trình sản xuất trên kéo dài từ 10 đến 15 ngày.

Bát Tràng là làng nghề tập trung nhiều thợ lành nghề, sản phẩm được sản xuất thủ công nên không giới hạn số lượng quá nhiều khi triển khai một mẫu mới (Từ 300 sp trở lên là sản xuất được theo yêu cầu của khách), men màu và chủng loại gốm sứ rất đa dạng. Đây cũng là một trong những làng nghề mà công ty Gốm Sứ Hoàng Gia lựa chọn để gia công sản phẩm cho khách hàng.